GỖ MDF LÀ GÌ?

 John Doe | 06/09/2023

Cùng Gore.vn tìm hiểu về chất liệu gỗ MDF

1. Gỗ MDF là gì?

1.1. Khái niệm

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.

Gỗ MDF là loại gỗ nhân tạo chứa các thành phần cơ bản: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

Các loại ván từ gỗ MDF (ảnh: internet)

Gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất đồ nội thất ở căn hộ, văn phòng, quán cà phê hay các công trình công cộng với các sản phẩm như giường ngủ, tủ áo, bàn làm việc, tủ bếp, kệ TV...vv...

1.2. Quy trình sản xuất

Gỗ MDF được sản xuất từ các loại gỗ rừng ngắn hạn, tùy thuộc vào mỗi khu vực, mỗi quốc gia mà sử dụng các loại cây nguyên liệu khác nhau.

Các loại cây nguyên liệu có thể sử dụng nguyên cây hoặc cành, nghiền thành bột mịn (bột gỗ), sau đó trộn đều bột gỗ với keo chuyên dụng theo một tỉ lệ nhất định.

Tiếp theo, giàn đều và đưa vào máy ép có gia nhiệt, ép thành ván có độ dày khác nhau từ 2,5mm – 25mm.


Một xưởng sản xuất gỗ MDF hiện đại (ảnh: internet)

Khi gỗ MDF đã được ép thành ván, ván MDF lúc này sẽ tiếp tục được đưa qua băng chuyền đến máy cắt và cắt thành 3 khổ ván khác nhau là 1220*2440, 1530*2440 hoặc 1830*2440mm tùy vào nhu cầu sử dụng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các nước đều có thể sản xuất được loại ván này.

1.3. Đặc điểm

  • Gỗ MDF là một loại vật liệu thiết kế có độ ổn định cao, ít cong vênh, ở dạng ván hay tấm MDF thường có bề mặt nhẵn mịn, khó uốn cong rất phù hợp trong thiết kế đồ nội thất.
  • Gỗ MDF có bè mặt bóng, dễ dàng sơn hoặc phủ lên bề mặt của ván một lớp Melamine, Laminate, Acrylic,… Do đó, đồ nội thất làm từ chất liệu MDF có đa dạng.

Ván MDF đa dạng về màu sắc hơn so với gỗ tự nhiên (ảnh: internet)

  • MDF có độ bền rất cao so với các loại gỗ nhân tạo, đặc biệt là chúng không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây mối mot. Trung bình một sản phẩm được thi công và bảo quản tốt trong điều kiện môi trường lý tưởng thì có thể sử dụng bền đẹp lên tới 10 đến 15 năm.
  • MDF có giá thành tương đối rẻ, nhất là so với gỗ tự nhiên nên được nhiều người ưu tiên sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí thiết kế nội thất cho gia đình.

2. Cách phân biệt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và gỗ MDF thường

Trên thị trường hiện nay, có hai loại gỗ MDF cơ bản là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm.

Để hiểu rõ hơn về ưu – nhược điểm của chúng trước khi có lựa chọn phù hợp cho thiết kế của mình, hãy tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai loại vật liệu này nhé!

2.1. Giống nhau

MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thành phần nguyên liệu chính và quy trình sản xuất về cơ bản giống nhau.

Cả hai loại này đều có những đặc điểm nổi bật của gỗ MDF như độ bền cao, bề mặt nhẵn, ít cong vênh và có khả năng chống mối mọt.


Phân biệt gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm bằng mắt thường (ảnh: internet)

MDF thường và MDF lõi xanh chống thấm đều có thể ứng dụng trong các món đồ nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất doanh nghiệp,… mang lại chất lượng và tính thẩm mỹ cao.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ nội thất sử dụng chất liệu gỗ MDF đặc biệt là các loại bàn văn phòng, giá sách,.. với đa dạng mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn.

2.2. Khác nhau

Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao.

Trong khi đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc hay thậm chí bị bung nổ dẫn đến hư hỏng, mất thẩm mỹ.


Gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội (ảnh: internet)

Nếu gỗ MDF thường chỉ có khả năng chống mối mọt thì gỗ MDF lõi xanh chống ẩm có tính năng ưu việt hơn với khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối, có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.

Gỗ MDF thường có tính ứng dụng chủ yếu ở những không gian khô ráo và thoáng mát như nội thất phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…

Còn gỗ MDF lõi xanh chống ẩm lại có khả năng dùng được ở cả những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như nội thất phòng bếp và nơi có nhiệt độ cao, thường xuyên thay đổi đột ngột như nội thất công cộng, nội thất ngoài trời,…

3. Ứng dụng của gỗ MDF trong sản xuất nội thất

3.1. Nội thất văn phòng

  • Tủ văn phòng bằng gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF dễ thi công nên tủ tài liệu loại này có thể thiết kế nhiều kiểu dáng khác nhau, gồm nhiều khoang chứa hồ sơ, tài liệu tiện lợi; lại có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn có thể lựa chọn..

Bên cạnh đó, tủ tài liệu MDF có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước nên tuổi thọ cao, không bám bụi, dễ vệ sinh thích hợp cho nội thất văn phòng.

Gỗ MDF được ứng dụng phổ biến trong nội thất văn phòng. (ảnh: internet)

  • Bàn văn phòng, bàn họp bằng gỗ MDF

Đối với bàn bằng gỗ MDF sử dụng trong nội thất văn phòng, tùy theo mục đích sử dụng mà sẽ có các thiết kế phù hợp, chẳng hạn như bàn họp, bàn làm việc, bàn lễ tân...

Các loại bàn này có đặc điểm chung là nhẹ, bền và giá thành rẻ. Hơn nữa, chúng thường có nhiều mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn hơn so với gỗ tự nhiên.

3.2. Nội thất gia đình

  • Tủ quần áo gỗ MDF

Các loại tủ quần áo gỗ công nghiệp như MDF có tính chất đa dạng về màu sắc về phong cách hiện đại, độ bền và giá thành của sản phẩm có thể đáp ứng phần lớn người tiêu dùng phổ thông.

Ngoài ra, khi sử dụng tủ quần áo gỗ công nghiệp loại này, bạn sẽ yên tâm hơn khi đối phó với mối mọt trong nhà.

Tủ quần áo hiện đại bằng gỗ MDF (ảnh: internet)

  • Vách ngăn trang trí gỗ MDF

Vách ngăn là một sản phẩm nội thất mới, thích hợp sử dụng trong những không gian nhỏ. Và dĩ nhiên, gỗ công nghiệp MDF cũng được sử dụng vào lĩnh vực này. Với đặc điểm dễ gia công hơn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp đem đến cho người sử dụng nhiều kiểu dáng, màu sắc hơn.

  • Tủ bếp gỗ MDF

Chất liệu gỗ MDF lõi xanh chống thấm được tin dùng trong nội thất nhà bếp hơn so với gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thông thường bởi ưu điểm vượt trội như chịu nhiệt, chịu ẩm tốt hơn, có khả năng kháng mối mọt, cong vênh, ẩm mốc.

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm được tin dùng trong nội thất phòng bếp. (ảnh: internet)

4. Lời kết

Gỗ MDF thực sự là một loại vật liệu thiết kế phù hợp với cuộc sống hiện đại cùng nhiều ưu điểm vượt trội.

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về gỗ MDF và cách phân biệt MDF lõi xanh chống ẩm và MDF thường. Từ đó, lựa chọn cho không gian sống của mình những mẫu đồ nội thất đẹp.

Gore.vn - Tổng hợp internet

Viết bình luận

Các trường bắt buộc được đánh dấu *